Sự phát triển của các dự án bất động sản, cùng những công trình công cộng quy mô lớn đòi hỏi ngành xây dựng phải có nguồn nhân lực tiêu chuẩn về chất lượng lẫn số lượng, Tuy nhiên hiện nay bài toán nan giải này vẫn chưa được giải quyết triệt để.
Tỷ lệ công nhân qua đào tạo nghề thấp
Lao động ngành xây dựng bao gồm những lao động phổ thông hay lao động có tay nghề tham gia xây dựng cơ sở hạ tầng, các công trình, nhà cửa. Lao động xây dựng được chia thành các loại hình nghề nghiệp cụ thể như: Thợ nề, thợ mộc, thợ lót thảm, thợ trộn hồ, thợ điện, thợ xây hàng rào, thợ sắt, thợ tô, thợ sửa ống nước, thợ hàn, thợ sơn, thợ mài, trang trí nội thất, thiết kế phong cảnh...
Tỷ lệ công nhân qua đào tạo nghề rất thấp, cụ thể, năm 2015, theo báo cáo của Bộ Xây dựng chỉ tiêu đào tạo là 25.585 chỉ tiêu, trong đó đào tạo từ trung học chuyên nghiệp đến đại học là 11.855. Trong khi chỉ tiêu đào tạo nghề là 12.730 và trong thực tế chỉ đạt 50% chỉ tiêu, nhiều trường dạy nghề không tuyển được công nhân. Theo cơ cấu bình quân hiện nay ở Việt Nam giữa kỹ sư - trung cấp chuyên nghiệp - công nhân học nghề là 1:1,3:0,5 trong khi ở các nước trên thế giới bình quân là 1:4:10. Số liệu trên cho thấy, tình trạng thừa thầy, thiếu thợ, tình trạng phổ biến hiện nay tại các công trình tỷ lệ công nhân, lao động chưa qua đào tạo chiếm tỷ lệ lớn và nguy cơ là tỷ lệ này ngày càng tăng.
Thực trạng nguồn nhân lực ngành xây dựng đang thiếu về số lượng, yếu về chất lượng được xem làm một nguyên nhân dẫn đến năng suất lao động thấp, tiến độ chậm, chất lượng sản phẩm còn nhiều sai phạm, làm giảm sức cạnh tranh ngay trên thị trường nội địa, hạn chế về năng lực khi tham gia vào thị trường quốc tế và khối cộng đồng chung ASEAN.
Gắn đào tạo với nhu cầu lao động
Nhu cầu về tuyển dụng nhân sự lao động kỹ thuật có tay nghề trong ngành xây dựng đang ngày càng tăng mạnh, do những yêu cầu kỹ thuật chuyên môn ngành ngày một cao hơn. Đồng thời, đáp ứng nhu cầu xuất khẩu lao động nghề xây dựng đến các quốc gia phát triển như Nhật Bản, Hàn Quốc, Đài Loan… đòi hỏi người thợ phải không ngừng nâng cao tay nghề theo hướng chuyên môn hóa.
Hiện cả nước có 29 trường đại học, 21 trường cao đẳng và cao đẳng nghề, 19 trường trung cấp và 1 học viện đào tạo nhân lực ngành xây dựng. Hàng năm, hệ đại học tuyển sinh khoảng 7.000 người; cao đẳng trên 3.000 người; Trung cấp nghề khoảng 23.000 người. Theo đánh giá của các công ty tuyển dụng, việc đào tạo ở các cấp học, bậc học còn nặng về lý thuyết, ít thời gian thực hành, chưa thực sự gắn bó với nhu cầu sử dụng, với tiến bộ khoa học công nghệ và công việc thực tế mà người học khi ra trường phải đảm nhận.
Kiến nghị về đào tạo nhân lực ngành xây dựng, ông Trần Ngọc Hùng - Chủ tịch Tổng Hội Xây dựng Việt Nam cho rằng, cần phải đổi mới nội dung, chương trình đào tạo theo hướng đáp ứng yêu cầu của thị trường lao động, tăng cường giải pháp đào tạo nội dung yêu cầu theo địa chỉ theo cơ chế đặt hàng, tuyen dung nhan su sớm để cả cán bộ và công nhân ra trường có việc làm ngay, không phải đào tạo lại; Tăng cường các khóa học đào tạo cập nhật kiến thức mới; Đối với trường dạy nghề: Cần có cơ chế chính sách và nguồn kinh phí để tăng cường cơ sở vật chất, phục vụ cho giảng dạy sát với yêu cầu thực tế, tạo cơ chế chính sách đãi ngộ với các thợ bậc cao, thợ cả truyền nghề cho lớp trẻ.
Nhận xét
Đăng nhận xét