Những người giàu luôn có quyết định và quan điểm tiền bạc khác hẳn. Đôi khi bạn không cần thật giàu để phải quan tâm đến 10 phương pháp quản lý tiền lương này.
1. Quên đi việc tưởng thưởng tức thì
Con người thường thích các phần thưởng tức thì. Tuy nhiên ham muốn về sự hài lòng tức thì không giúp nhiều cho bạn trên con đường trở nên giàu có. Vì thế, hãy dừng việc đưa ra những quyết định khiến bạn hạnh phúc trong hiện tại nhưng lại làm rối thêm sự giàu có trong tương lai của mình.
2. Hiểu sự khác nhau giữa “mong muốn” và “nhu cầu”
Bạn có thể nói: “Chúng ta cần một căn nhà lớn”. Tuy nhiên, đừng nhầm lẫn giữa mong muốn và nhu cầu. Xem mong muốn là nhu cầu là một sai lầm mà người nghèo thường hay mắc phải. Nó khiến họ cảm thấy tốt hơn khi đưa ra những quyết định tài chính sai lầm. Người giàu hiểu rõ ranh giới của những thứ họ cần “cần” và những gì họ “muốn”.
3. Đầu tư một cách tự động
Roy Sheppard, triệu phú và cũng là chuyên gia tài chính từng nói: “Tiết kiệm 15% tất cả mọi thứ bạn kiếm được cho phần đời còn lại của bạn”. Có nhiều cách để tự động đầu tư. Người giàu thường rất tin tưởng vào đầu tư và họ làm điều này thường xuyên như mọi người vẫn đánh răng vào buổi sáng. Không có câu trả lời nhất định cho câu hỏi mỗi người nên đầu tư bao nhiêu tiền vì nó được đặt ra bởi chính mục tiêu chúng ta chọn.
4. Hiểu rõ cái giá của nợ nần
Khi mua một chiếc xe, có lẽ nhiều người nghèo sẽ hỏi: “Khoản tiền phải trả hằng tháng là bao nhiêu?”. Câu hỏi này là sai lầm. Câu tốt hơn là: “Chiếc xe này sẽ làm tôi tốn bao nhiêu tiền?”. Khi bạn nhân số tiền phải trả hằng tháng và số tháng phải chi trả, bạn sẽ thấy con số đó lớn hơn nhiều giá trị của chiếc xe và đó là số tiền bạn phải bỏ ra. Vì thế khi không đủ khả năng chi trả một lần, tốt hơn hết là quay về với chiếc xe cũ có thể còn dùng được của bạn.
5. Bắt đầu từ mục tiêu, và đi ngược trở lại
Biết mình muốn gì là cách để bạn có được điều đó. Quyết định xem liệu bạn muốn cuộc sống của mình như thế nào, tính toán xem bạn sẽ cần gì để có nó và chỉ làm chính xác những gì cần thiết để đạt được mục tiêu của mình. Josh Simon, triệu phú bất động sản 28 tuổi, cho hay: “Hình dung ra cách bạn muốn sống khi mình về hưu, đổi nó ra một con số, và làm việc theo chiến lược nhất định để tạo ra số tiền đó”.
6. Luôn sống trong khả năng của bản thân
Khi bạn có thể tự động đầu tư, bạn cũng thực hiện được điều này. Bằng cách ưu tiên cho việc tiết kiệm, bạn không thể chi tiêu nhiều hơn khả năng của mình. Chi tiêu ít hơn nhiều so với số tiền bản thân làm ra là cách người giàu quản lý tiền lương của họ. Đây cũng là cách quan trọng nhất trong 10 phương pháp được nhắc đến trong bài.
7. Chấp nhận hi sinh trong ngắn hạn
Tựu chung, trở nên giàu có tức là có nhiều hơn những gì bạn mong muốn. Vì thế, nghĩ xa hơn hiện tại, và nghĩ về quyết định của bạn sẽ ảnh hưởng như thế nào đến cuộc sống tương lai của bản thân. Đôi khi, bạn phải đánh đổi trái ngọt trước mắt để có được thành quả lớn hơn sau này.
8. Tìm sự giúp đỡ trong quản lý tài sản nếu cần
Triệu phú Vladimir Gendelman chia sẻ: “Tôi biết cách xây dựng và phát triển một doanh nghiệp, nhưng tôi để chuyện quản lý tiền bạc lại cho một nhà tư vấn tài chính chuyên nghiệp”. Luôn biết bạn giỏi ở lĩnh vực nào và tìm sự giúp đỡ ở các chuyên gia trong những lĩnh vực khác là cần thiết. Song điều này không có nghĩa là bạn không cần có bất cứ ý niệm nào về quan ly tien luong. Hiểu rõ các vấn đề căn bản cũng đủ để giúp bạn hiểu những gì cố vấn tài chính khuyên mình.
9. Luôn làm toán
Không phải là lượng giác và các hàm đa thức phức tạp, toán họ dùng chỉ là cộng, trừ, nhân, chia - những gì bạn biết từ hồi tiểu học. Người giàu tính toán mỗi khi họ quyết định. Đơn cử, nếu bài toán tính tổng tiền sửa chữa chiếc xe cũ trong nhiều năm lớn hơn số tiền cần bỏ ra cho một chiếc xe mới, người giàu sẽ không chần chừ khi quyết định mua xe.
10. Tận dụng triệt để mọi cơ hội
Sau khi thực hiện biện pháp thứ 9, tức làm toán, để xác định mức độ lợi nhuận mình có, đừng bỏ qua bất cứ cơ hội tốt nào đang đến.
Nhận xét
Đăng nhận xét