Xu hướng hôi nhập đã vô tình mang tiếng Anh “chiễm chệ” trên
ngôi vương và dường như trở thành một xu thế trong xã hội. Trường nào cũng có
nhu cầu giáo viên tiếng Anh, nhưng thực tế việc các công ty tuyển dụng tuyển giáo viên tiếng anh lại rất
khó khắn. Tại TP.HCM, các trường chủ động hợp đồng với giáo viên để thực hiện do quy
định giáo viên tiếng Anh không có định biên riêng mà tính chung vào định biên
của trường từ 1,2 - 1,5 giáo viên/lớp. Do vậy, sau khi tính đủ số giáo viên chủ
nhiệm cho đủ số lớp, còn lại mới tính biên chế cho giáo viên thể dục, mỹ thuật,
âm nhạc, tiếng Anh… Vậy mới thấy, một khi nguồn cung vượt quá nguồn cầu thì dù
cho xu thế có phát triển thế nào cũng khó mà đáp ứng kịp thời và đủ chất lượng.
Điển hình là quận Bình Tân đã gian nan trong đợt
1 tuyển dụng nhân sự mới được 2/3 chỉ tiêu, sau đó quận phải xin chủ trương cho tuyển KT3
nhưng phải đến khi kết thúc học kỳ 1 mới tiếp nhận đủ số giáo viên theo yêu
cầu. Nhưng, phòng Giáo Dục cũng cảm thấy khó khăn vì không phải tuyển KT3 dễ
xin phép vì “Việc tuyển KT3 không phải quận nào cũng được thực hiện vì còn liên
quan đến nhiều vấn đề. Phải có sự đồng ý của TP mới được phép. Trước đây có một
quận lo ngại thiếu giáo viên nên chủ động tuyển đã bị phạt”.
Một trường tiểu học có tiếng tại Q.7 cũng phải
hợp đồng 50% số giáo viên tiếng Anh để đảm bảo công việc giảng dạy. Thế nhưng,
ban giám hiệu nhà trường khá lo lắng vì nếu không chăm lo đời sống, thu nhập
tốt thì “thua”. Có giáo viên đang dạy nhưng được công ty nước ngoài tuyển dụng
liền xin nghỉ để ra ngoài làm.
Ông Lý Văn Huệ, Hiệu trưởng Trường tiểu học Hòa
Bình (Q.1), cho biết: “Nội thành dù sao cũng ổn định nguồn giáo viên vì nhà
trường còn có điều kiện chăm lo chứ các trường ngoại thành khá vất vả. Ở đó
giáo viên chỉ trông chờ vào lương. Trong khi giáo viên mới ra trường lương chưa
đến 2 triệu đồng nhưng cơ hội việc làm khá nhiều, có thể làm việc trong các
công ty, trợ giảng các trung tâm ngoại ngữ, thu nhập ít nhất cũng gấp gần 3
lần...”.
Ông Ngô Văn Tuyên, Trưởng phòng GD Q.Bình Tân,
cho biết đến nay quận có 10/21 trường thực hiện và bày tỏ lo ngại đến năm 2020
quận này khó lòng đạt được mục tiêu 100% học sinh học chương trình tiếng Anh đề
án. Mỗi năm, Q.Bình Tân tăng trung bình từ 5.000 - 6.000 học sinh bậc tiểu học,
giáo viên.
Hầu hết các Trưởng phòng Giáo dục đều than trời
vì lâu nay, các trường giữ chân giáo viên chỉ bằng sự… ổn định, tức là được
biên chế trong trường, ổn định về chế độ và chính sách nhưng chỉ bằng biện pháp
này thì không ổn. Mức thu nhập này chỉ bằng một phần rất nhỏ so với việc đi dạy
thêm ở các trung tâm mà lại không bị áp lực giờ giấc, giáo án… Đó là lý do
chính khiến giáo viên tiếng Anh không lúc nào đủ. Bạn thì nghĩ sao? Chúng ta
cần tuyen dung nhan su nhiều nhưng phải đạt đủ chất lượng mới là điều quan trọng.
Nhận xét
Đăng nhận xét